Sự nghiệp Trần_Quốc_Vượng_(chính_khách)

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Tháng 11-2006, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Viện trưởng Thường trực Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Từ năm 2007 đến năm 2011, ông là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[3]

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII nhiệm kì 2007-2011 tỉnh Lai Châu

Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII nhiệm kì 2007-2011 tỉnh Lai Châu.[4]

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016 tỉnh Tiền Giang

Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016 tỉnh Tiền Giang.[5]

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 tỉnh Yên Bái

Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 tỉnh Yên Bái. Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV vào ngày 22 tháng 5 năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Yên Bái gồm thị xã Nghĩa Lộ và các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên, được 248.249 phiếu, đạt tỷ lệ 94,18% số phiếu hợp lệ.

Hoạt động

Tiếp xúc cử tri:Trong hai ngày 22 và 23 tháng năm 2017, ông đã có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV.[6]

Quan điểm về các dự án BOT: Sáng ngày 24 tháng 10 năm 2017, trong chương trình thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018-2020; ông có đề cập đến các dự án BOT. Ông cho rằng đây là chủ trương đúng, và cho rằng cần phải làm các dự án BOT thực sự bằng nguồn vốn của doanh nghiệp và phải minh bạch.[7][8][9]

Hoạt động trong Đảng Cộng sản Việt Nam

Trần Quốc Vượng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 20/8/1979.[1]

Ngày 24 tháng 5 năm 2006, ông được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, giữ chức Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[10]

Tháng 11 năm 2006, ông được Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ định giữ chức vụ Bí thư Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Ngày 18 tháng 1 năm 2011, ông được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI nhiệm kì 2011-2016.[11]

Từ tháng 7 năm 2011, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI thôi giữ chức Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chuyển công tác về Văn phòng Trung ương Đảng và giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Quyết định số 138 - QĐNS/TW và Quyết định số 139 - QĐNS/TW).[12]

Tháng 5 năm 2013 tại Hội nghị lần thứ 7 khoá XI, Trần Quốc Vượng được bầu bổ sung vào Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[13]

Ngày 26 tháng 1 năm 2016, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Trần Quốc Vượng được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.

Ngày 27 tháng 1 năm 2016, ông được Ban Chấp hành trung ương khóa XII bầu vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.[14][15]

Ngày 4 tháng 2 năm 2016, Trần Quốc Vượng được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[16]

Ngày 1 tháng 8 năm 2017 ông được phân công Tham gia Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian ông Đinh Thế Huynh đi chữa bệnh.[17][18][19]

Ngày 2 tháng 3 năm 2018, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã quyết định ông Đinh Thế Huynh thôi giữ chức Thường trực Ban Bí thư và Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021 để tiếp tục chữa bệnh dài hạn[20].

Ngày 5 tháng 3 năm 2018, Bộ Chính trị ra quyết định ông Trần Quốc Vượng giữ chức Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thay ông Đinh Thế Huynh.[21]

Ngày 9 tháng 5 năm 2018, tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, ông được chấp thuận thôi giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII. Thay thế ông làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương là Trần Cẩm Tú, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trần_Quốc_Vượng_(chính_khách) http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2009/11/0911... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-chinh-tri-... http://web.archive.org/web/20170801123147/http://n... http://web.archive.org/web/20171130174533/https://... http://web.archive.org/web/20171130183211/http://c... http://web.archive.org/web/20171130183522/http://v... http://web.archive.org/web/20171130184409/http://d... http://web.archive.org/web/20171130184714/http://p... http://baochinhphu.vn/Nhan-su/Dong-chi-Tran-Quoc-V... http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Dai-b...